Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Tác dụng chữa bệnh kỳ diệu của âm nhạc

Chữa bệnh bằng âm nhạc hay còn gọi là m nhạc trị liệu. Vậy m nhạc trị liệu là gì?

m nhạc trị liệu là việc sử dụng âm nhạc (nhịp điệu, giai điệu, hòa âm, tiết tấu...) trong mối quan hệ trị liệu để duy trì, phục hồi hoặc nỗ lự cảm xúc, nhận thức, cơ thể và sức khỏe tinh thần của bệnh nhân.

tac-dung-chua-benh-ky-dieu-cua-am-nhac

m nhạc giống như "dòng nước mát" giúp giảm đau trong điều trị

Một số tác dụng chữa bệnh bằng liệu pháp âm nhạc:

-Cải thiện các thủ thuật xâm lấn: Trong các thử nghiệm lâm sàng có kiểm soát như nội soi, chụp động mạch vành tim và phẫu thuật đầu gối. Những người nghe nhạc trước lúc làm thủ thuật can thiệp đã giảm lo lắng và giảm nhu cầu đối với thuốc an thần. Những người nghe nhạc trong bộ phận mổ báo cáo ít khó chịu trong suốt quá trình phẫu thuật. Nghe nhạc trong bộ phận hồi sức giảm việc dùng các thuốc giảm đau có hoạt chất thuốc phiện.

-Hồi phục mất lời nói: Liệu pháp âm nhạc có thể giúp đỡ những người đang hồi phục sau 1 cơn đột quỵ hoặc chấn thương sọ não làm tổn thương não trái chịu trách nhiệm chỉ huy lời nói.

tac-dung-ky-dieu-cua-am-nhac-tri-lieu-1

-Giảm tác dụng phụ của điều trị ung thư: Nghe nhạc làm giảm lo âu cho bệnh nhân lúc kết hợp với hóa trị và xạ trị. Nó cũng có thể dập tắt buồn nôn và nôn cho bệnh nhân được hóa trị.

-Giúp giảm đau: Liệu pháp âm nhạc đã được thử nghiệm ở những bệnh nhân khác nhau, từ những người có cơn đau cấp tính dữ dội và những người có cơn đau mãn tính từ viêm khớp. Nhìn chung, liệu pháp âm nhạc giảm tiếp nhân thức đau đớn, làm giảm lượng thuốc giảm đau cần thiết, giúp giảm trầm cảm và tạo cho người ta cảm giác kiểm soát tốt hơn nỗi đau của họ.

-Cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân mất trí nhớ: liệu pháp âm nhạc có thể giúp để nhớ lại những ký ức, hỗ trợ thông tin liên lạc và cải thiện sự phối hợp thể chất.

m nhạc trị liệu kết hợp với các phương pháp trị liệu khác sẽ mang lại nhiều hướng mở và hiệu quả cho y học trong tương lai gần.

TS.BS. Lê Thanh Hải

(tham khảo Harvard Health Publications)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét