Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Sơ cứu nạn nhân bị điện giật đúng cách

Nó cũng có thể dẫn tới tổn thương ở chỗ như bỏng điện hoặc loét. Tuy nhiên, trong trường hợp luồng điện mạnh cũng có thể ảnh hưởng tới tim và não. Ở tim, điện giật gây loạn nhịp tim hoặc rung thất, kết quả là có thể khiến tim ngừng đập hoặc tử vong. Điện giật có thể gây rung động tại não và nếu như người bị điện giật là người già hoặc bị bệnh về não, hậu quả sẽ nặng nề hơn.

Vì vậy, nắm được các biện pháp cấp cứu có thể giúp bạn cứu được người bị điện giật:

1. Đừng vội vàng chạy lại để giúp, hãy cẩn thận nhìn xung quanh để tìm các mối hiểm nguy tiềm ẩn vì điện có thể truyền qua nước và những đồ vật bằng kim loại như sắt. Gọi cấp cứu ngay lập tức để được giúp đỡ.

2. Cố gắng tách bệnh nhân ra khỏi nguồn điện. Bạn có thể tắt nguồn điện hoặc rút phích cắm các thiết bị. Nếu không thể tiếp cận, hãy đứng trên vật khô và không dẫn điện như khúc gỗ và cố gắng tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện bằng một cây gậy gỗ. Không được chạm hai tay bạn về nạn nhân vì bạn cũng có thể bị giật.

3. Sau khi tách nạn nhân khỏi nguồn điện, đặt nạn nhân ở tư thế phục hồi, bao gồm lăn nạn nhân nằm nghiêng sang 1 bên, cánh tay đỡ lấy đầu. Gập đầu gối nạn nhân và nâng cằm để kiểm tra xem nạ nhân còn thở không.

4. Nếu nạn nhân vẫn thở nhưng bị bỏng nhẹ , cần rửa sạch vết bỏng dưới vòi nước. Không phủ chăn lên người nạn nhân vì các sợi bông ở chăn có thể dính vào vết bỏng.

5. Nếu bệnh nhân bị chảy máu, cầm máu bằng cách đặt 1 miếng vải khô sạch lên vết thương và buộc chặt để cầm máu.

6. Hồi sức tim phổi

Tiến hành hồi sức tim phổi nếu nạn nhân có dấu hiệu ngưng thở. Không làm điều này nếu nạn nhân còn thở.

Cần lưu ý là nạn nhân bị điện giật cần được chăm sóc y tế khẩn cấp, ngay cả lúc người đó có vẻ hoàn toàn ổn. Các bác sĩ sẽ kiểm tra vế bỏng, tình trạng gãy xương và các vết thương khác nếu cần, có thể đề nghị làm các xét nghiệm như điện tâm đồ, xét nghiệm máu, chụp CT hoặc MRI.

BS Nhật Nguyệt

(Theo THS)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét